“Mun” là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt.
Mun sừng là loài đặc hữu của Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể có tại Lào. Tại Việt Nam, đã phát hiện mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Khánh Hòa (các xã Cam Thịnh Đông và Cam Thịnh Tây thuộc Cam Ranh).
Ngoài việc gỗ có màu đen bóng nó còn mang các đặc tính: nặng, có độ cứng cao và đặc biệt gỗ này giòn như than đá. Chính những đặc tính này mà việc chế tác mun sừng rất khó khăn hay việc chế tác thì công thợ sẽ được nâng cao hơn hẳn khi tác phẩm được làm từ mun sừng. Bởi thế nên giá thành của gỗ mun sau khi được gia công cũng đắt đỏ hơn so với bình thường.
Gỗ mun sừng được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ quý hiếm của nó khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh khaki sang màu đen bóng như sừng, tôm và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun nằm ở chỗ khi tạc phôi gỗ ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không nghe bùm bụp.
Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg. Mun sừng Việt Nam có thể nói là xếp sau mun Cameroon bởi mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền óng ả huyền thoại mà Tây phương rất thích.
Không có nhận xét nào :